ZTE ra mắt smartphone màn hình gập giá 10,3 triệu đồng
Theo PhoneArena, thông tin về việc One UI 7.0 bị trì hoãn đến tận tháng 4 có thể khiến nhiều người hâm mộ Samsung hụt hẫng. Tuy nhiên, theo thông tin rò rỉ mới nhất, sự chậm trễ này có thể dẫn đến một tin vui bất ngờ.Theo nguồn tin, Samsung đang cân nhắc bỏ qua các bản cập nhật trung gian như One UI 7.1 và 7.1.1, và phát hành thẳng One UI 8.0 cùng với Android 16.Thông thường, Samsung sẽ tung ra nhiều bản cập nhật nhỏ như One UI 7.1 và 7.1.1 trước khi ra mắt phiên bản Android chính. Tuy nhiên, sự chậm trễ của One UI 7.0 có thể khiến hãng thay đổi chiến lược. Theo người chuyên rò rỉ thông tin nổi tiếng Ice Universe, Samsung đang xem xét bỏ qua các bản cập nhật trung gian và tập trung phát triển One UI 8.0 dựa trên Android 16.Google đã xác nhận sẽ phát hành Android 16 sớm hơn một quý, tức là vào quý 2 năm sau. Điều này tạo cơ hội cho Samsung đồng bộ lịch trình và tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ.Khác với các bản cập nhật nhỏ chỉ tập trung tinh chỉnh, One UI 8.0 được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều tính năng mới và có thể là cả những thay đổi lớn về thiết kế. Việc Samsung tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ sẽ là một món quà ý nghĩa cho người hâm mộ.Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ xem Samsung sẽ quyết định như thế nào về phiên bản Android trên các dòng điện thoại gập tiếp theo của hãng. Nếu One UI 7.1.1 bị hủy bỏ, Galaxy Z Fold 7 và Z Flip 7 có thể sẽ ra mắt với One UI 7.0 hoặc One UI 8.0.Dự đoán kết quả V-League hôm nay, Viettel vs Sài Gòn FC: Chủ nhà dễ thắng đậm
Đầu tháng 12 vừa qua, Ding Ran, nhân viên văn phòng ở Bắc Kinh (Trung Quốc), lên kế hoạch du lịch nước ngoài cùng bạn trai. Cô mở phần mềm du lịch, kiểm tra vé máy bay từ Bắc Kinh đi Seoul (Hàn Quốc) nhận được báo giá khứ hồi là 4.359 nhân dân tệ (15,2 triệu đồng)."Vé máy bay quá đắt, tôi không đủ tiền mua nên không đi nữa", Ran chia sẻ câu chuyện của mình, để lại loạt bình luận trên các nền tảng mạng xã hội. Ngày hôm sau, cô kiểm tra lại thấy vé máy bay đã giảm còn khoảng 3.000 nhân dân tệ (10,5 triệu đồng).Ran không chắc các bình luận có tác động hay chỉ là trùng hợp. Cô cũng không hiểu cách thuật toán hoạt động như thế nào nhưng những gì cô làm đang được nhiều người dùng internet Trung Quốc áp dụng. Họ gọi đây là "thuần hóa ngược thuật toán".Trên các hội nhóm, mạng xã hội Trung Quốc, nhiều người đang chia sẻ những trải nghiệm kỳ lạ về việc bị dữ liệu lớn chèn ép. Một cư dân mạng cho biết khi đặt phòng khách sạn trong chuyến công tác, báo giá của anh luôn cao hơn đồng nghiệp 50 nhân dân tệ (175.000 đồng) với cùng loại phòng, cùng thời gian.Người khác cho biết với cùng ứng dụng gọi xe, cùng địa điểm, cùng thời gian, loại xe, báo giá của mỗi người cũng sẽ khác nhau, chênh lệch có lúc lên đến 10 nhân dân tệ (35.000 đồng).Người dùng sau đó phát hiện ra giá trên các ứng dụng sẽ phụ thuộc nhiều vào thói quen chi tiêu, thu nhập, nghề nghiệp của từng người thay vì một giá niêm yết như nhau. Điều này đã thổi bùng nhiều tranh cãi trong cộng đồng.Giáo sư Chen Bing tại Trường Luật - Đại học Nankai nói với Sina, việc "khai thác" dữ liệu lớn có thể thấy ngay trong việc chênh lệch giá sản phẩm. Với cùng mặt hàng, chất lượng, các nhà cung cấp dịch vụ thường đưa ra mức giá khác nhau cho từng nhóm khách hàng. Ông Bing dẫn một vụ kiện thực tế diễn ra từ năm 2021. Nguyên đơn là Hu Moumou kiện một công ty du lịch lên tòa cấp thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Người kiện cho rằng giá phòng khách sạn anh đặt qua ứng dụng của công ty cao hơn nhiều so với giá thực tế. Khách hàng cáo buộc nền tảng đã dựa vào dữ liệu, đẩy giá sản phẩm lên cao, cấu thành hành vi lừa đảo. Tòa án sau đó kết luận công ty đã khiến khách hàng hiểu sai về các quảng cáo, giá ưu đãi, buộc bồi thường.Tháng 11 vừa qua, cơ quan chức năng Trung Quốc đã yêu cầu các nền tảng phải chấn chỉnh lại thuật toán, cấm hành vi dùng dữ liệu lớn để chèn ép người dùng. Thông báo nêu rõ việc cấm lợi dụng độ tuổi, nghề nghiệp, mức chi tiêu và các đặc điểm khác để định giá khác nhau cho cùng một mặt hàng, áp mã ưu đãi.Để chống lại sự kiểm soát của dữ liệu lớn, người dùng Trung Quốc đang khởi xướng phong trào "giết chết" thuật toán. Ngoài việc liên tục để lại các nội dung gây nhiễu về giá như Ding Ran làm, nhiều người thậm chí tải ứng dụng về, đăng ký thành viên mới dùng, sau đó xóa ứng dụng rồi tải lại. Việc này không chỉ ngăn chặn các nền tảng thu thập quá nhiều dữ liệu mà còn giúp họ nhận được nhiều ưu đãi.Cộng đồng mạng Trung Quốc chỉ ra các bằng chứng cho thấy người dùng mới luôn nhận được nhiều ưu đãi, khuyến mãi hơn khách hàng mua gói thành viên. Do đó họ tìm nhiều cách để "giết chết" dữ liệu lớn bằng cách liên tục xóa ứng dụng, rồi tải lại khi cần. Các dịch vụ làm giả số điện thoại để đăng ký tài khoản cũng đặc biệt hút khách.Tuy nhiên phong trào "thuần hóa thuật toán" có thể chỉ khả dụng với những mô hình đơn giản. Giáo sư Chen Bing cho rằng các thuật toán AI được các nền tảng dùng ngày nay khác nhiều với truyền thống. "Thuật toán truyền thống là các chương trình cài sẵn với kết quả có thể dự đoán được, trong khi các mô hình AI ngày nay đã nâng cấp lên khả năng tự học và kết quả đầu ra luôn khó dự đoán, rủi ro là không thể tránh khỏi", ông Bing nói.Theo giáo sư, hệ thống dùng dữ liệu lớn để tạo ra chân dung hoàn thiện về người dùng. Việc "thuần hóa ngược" có thể giúp giảm giá trong giai đoạn đầu, nhưng các thuật toán tiếp theo sẽ xác định dựa trên số lượng đơn hàng, thói quen mua sắm, dịch vụ liên quan... khiến thuật toán trở nên thông minh hơn. Cuối cùng giá vẫn sẽ tăng. Ngay cả các cơ quan thực thi pháp luật cũng khó xác định được tính minh bạch đằng sau những con số.Việc "thuần hóa thuật toán" về lâu dài chỉ có thể thực hiện thông qua luật chống cạnh tranh. Hoạt động của thuật toán phải tuân theo các giá trị công bằng và hợp lý. Giáo sư Bing cho rằng các công ty internet phải thường xuyên sửa đổi và cơ quan quản lý phải điều chỉnh luật để khiến thuật toán trở nên chuẩn mực, minh bạch hơn.
F88 ra mắt gói vay dành riêng cho phụ nữ tự doanh
Tương tự, thị trường châu Mỹ cũng không phải là thế mạnh của hạt gạo Việt Nam nhưng trong 3 tháng đầu năm nay đạt 135.300 tấn; với kim ngạch là 94,5 triệu USD, tăng 299% so với cùng kỳ.
Hội thi và triển lãm ảnh nghệ thuật Bến Tre - Khát vọng vươn xa năm 2025 thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", trân trọng đối với sự hy sinh của cha ông, tôn vinh những đóng góp của các cá nhân và đơn vị thời gian qua đã cùng chung tay xây dựng tỉnh Bến Tre giàu đẹp. Bên cạnh đó, hội thi hướng đến việc tôn vinh vẻ đẹp độc đáo của xứ dừa với các điểm đến, địa danh lịch sử, văn hóa, phong cảnh thiên nhiên và nét đẹp của người dân Bến Tre trong lao động sản xuất, nói lên được diện mạo của một địa phương không ngừng đổi mới về mọi mặt.Đặc biệt, hội thi chú trọng phản ánh định hướng phát triển về hướng đông (hướng biển) của tỉnh và phát triển tiềm năng du lịch với những nụ cười thân thiện trên quê hương Bến Tre và những vấn đề của cuộc sống đương đại, các nội dung khác hướng đến giá trị chân, thiện, mỹ của quê hương Đồng Khởi anh hùng.Ban giám khảo Hội thi và triển lãm nghệ thuật Bến Tre - Khát vọng vươn xa năm 2025 gồm ông Lê Nguyễn - Phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam; ông Duy Bằng - Ủy viên Ban chấp hành Hội NSNA Việt Nam phụ trách khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; ông Nguyễn Văn Thương - Ủy viên Ban chấp hành Hội NSNA Việt Nam phụ trách khu vực miền Đông Nam bộ; ông Đoàn Hoài Trung - Chủ tịch Hội NSNA TP.HCM và ông Nguyễn Hải - Hội Văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre. Đối tượng dự thi là những người yêu thích nghệ thuật nhiếp ảnh, là công dân Việt Nam trong nước, từ đủ 18 tuổi trở lên. Ảnh dự thi được sáng tác từ tháng 1.2022 - 3.2025, gửi tại website:chuongtrinhannghiaquedua.vn đến hết ngày 15.3.2025.Ảnh dự thi là ảnh đơn, màu (không nhận ảnh đen trắng); không vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam, không dùng ảnh đã đoạt giải trong các kỳ thi do VAPA bảo trợ để dự thi; phải có phần chú thích không quá 80 chữ giới thiệu nội dung; trên ảnh không được có tên, chữ chìm, địa danh, bo, viền... Mỗi tác giả có thể gửi từ 1 đến 10 bức ảnh, dưới định dạng file ảnh kỹ thuật số JPG, dung lượng từ 4MB - 5MB và độ phân giải 300 dpi. Ban tổ chức không chấp nhận ảnh ghép hoặc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và sẽ hủy bỏ kết quả chấm chọn, thu hồi giải thưởng và các quyền lợi khác (nếu có) khi phát hiện vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành.Cuộc thi sẽ trao nhiều giải thưởng, gồm: 1 giải nhất, kèm tiền mặt 20 triệu đồng; 2 giải nhì, kèm tiền mặt 15 triệu đồng/giải; 3 giải ba, kèm tiền mặt 10 triệu đồng/giải và 10 giải khuyến khích, kèm tiền mặt 5 triệu đồng/giải. Ngoài ra, dự kiến sẽ có từ 150 đến 200 ảnh được chọn triển lãm trong chương trình Ân nghĩa quê dừa, Khát vọng vươn xa lần 2 năm 2025 được tổ chức tại tỉnh Bến Tre.
Nên chọn mua iPad Air M2 hay iPad Pro OLED?
Trong khi cuộc chiến pháp lý giữa Blake Lively và Justin Baldoni vẫn đang căng thẳng thì vợ của Ryan Reynolds lại phải đối mặt với vụ kiện phỉ báng thứ hai trị giá 7 triệu USD từ người đứng đầu công ty quản lý khủng hoảng truyền thông. Ngày 4.2, Jed Wallace của công ty quản lý khủng hoảng Street Relations có trụ sở tại Texas đệ đơn kiện Blake Lively với cáo buộc phỉ báng lên Sở dân quyền California, Mỹ, theo People. Trước đó, ngôi sao 37 tuổi đã nộp đơn yêu cầu Wallace cung cấp lời khai sau khi cáo buộc Wallace được nhóm quan hệ công chúng của Justin Baldoni thuê để hỗ trợ cho chiến dịch bôi nhọ tên tuổi của Lively. Tuy nhiên đơn yêu cầu này sau đó đã bị hủy bỏ. Các luật sư của Wallace tuyên bố rằng Lively không có bằng chứng nào hỗ trợ cho những cáo buộc mà cô đưa ra chống lại Wallace và Street Relations. Nguyên đơn yêu cầu Lively bồi thường thiệt hại ít nhất 7 triệu USD kèm theo lệnh của tòa án tuyên bố Wallace không có hành vi quấy rối hoặc trả thù nữ diễn viên.Đáp lại, nhóm luật sư đại diện cho vợ của Reynolds cho rằng vụ kiện mới nhất này góp thêm vào nỗ lực làm quên lãng tiếng nói của Lively lên án hành vi quấy rối tình dục trước đó.Cuộc chiến pháp lý giữa Lively và Baldoni bắt đầu vào tháng 12.2024, khi nữ diễn viên khiếu nại bạn diễn kiêm đạo diễn bộ phim cả hai đóng chính về hành vi quấy rối tình dục. Ngôi sao 37 tuổi cáo buộc Baldoni có hành vi sai trái trong quá trình sản xuất phim và thực hiện chiến dịch bôi nhọ trả đũa nhằm hủy hoại danh tiếng của cô. Đến ngày 16.1, Baldoni phản bác lại bằng vụ kiện trị giá 400 triệu USD chống lại Blake Lively và chồng là Ryan Reynolds cùng người đại diện của họ là Leslie Sloane với cáo buộc tống tiền, phỉ báng và nhiều tội danh khác.